Sơn lót kháng kiềm là gì? tác dụng của sơn lót? cách sử dụng?

Sơn lót kháng kiềm là gì? Có nên sử dụng sơn lót để sơn tường cũ không?

Sơn lót là gì vậy? Đó là câu hỏi chủ nhà hay hỏi thợ sơn. Thợ sơn giải thích nhưng bạn vẫn còn mơ hồ, băn khoăn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu về sơn lót cũng như các tác dụng của nó.

Sơn lót là gì?
Sơn lót là gì?

1. Sơn lót kháng kiềm là gì?

Sơn lót còn gọi là sơn lót kháng kiềm là lớp sơn có công thức riêng biệt, được tạo ra để hỗ trợ sơn phủ bề mặt. Nó có thể là lớp sơn đầu tiên được sơn trực tiếp lên bề mặt tường hoặc bề mặt lớp bột trét nhằm bảo vệ cho lớp sơn phủ màu và giúp cho màng sơn mịn, đều và đẹp hơn

2. Sơn lót có tác dụng gì
Sơn lót ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của lớp sơn phủ. Không chỉ vậy nó còn tăng thêm tính thẩm mỹ của công trình. Vì vậy sử dụng sơn lót rất cần thiết và không hề lãng phí, bất kể tường mới hay tường cũ. Dưới đây là các tác dụng của sơn lót:

a. Tính thẩm mỹ
Sơn lót tạo ra một lớp nền giúp bề mặt phẳng. Mặt khác sơn lót thông thường có màu trắng giúp màu phủ lên nhanh hơn và đẹp hơn.

b. Sơn lót Kháng kiềm
Sơn lót có tác dụng kháng kiềm hiệu quả, đây là tính năng chính của sơn lót.
Tại sao phải kháng kiềm? Kiềm có ảnh hưởng gì đến sơn phủ màu?
+ Kiềm là tính Bazơ sẵn có trong vật liệu xây dựng. Kiềm tỉ lệ thuận với độ ẩm. Tức là độ ẩm cao thì kiềm cao, tường khô thì kiềm không còn.
+ Sơn nước chiếm 100% trên thị trường sơn trang trí vì tính an toàn cho người sử dụng. Nhưng khi lăn sơn nước vào tường thì các vật liệu xây dựng đang khô sẽ rất háo nước nên sẽ hút nước vô tình đưa sơn vào sâu các mao mạch vật liệu giúp sơn thẩm thấu sâu bên trong vật liệu.
+ Khi ngậm nước, vật liệu sẽ lại trở lại tính kiềm. Và hơi kiềm này sẽ thoát ra khỏi vật liệu trong quá trình bay hơi nước của vật liệu. Do đó kiềm được giải phóng khỏi bề mặt tường.
+ Các dòng sơn phủ đều rất sợ kiềm. Kiềm làm hư hỏng bề mặt sơn, loang mầu, phấn hoá và bong chóc. Vì nồng độ kiềm khi được giải phóng là rất cao.( pH có thể lên tới 14 ).

c. Sơn lót có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm mốc
- Trong khoa học vật liệu sơn, kẻ thù lớn của sơn là các loại vi khuẩn và nấm mốc. Sơn là môi trường ưu thích của chúng, nếu sơn không có tác dụng diệt khuẩn, nấm mốc thì màng sơn sẽ bị nấm, mốc...
- Nấm mốc có trong vật liệu xây dựng. Nguy cơ gây màng sơn bị nấm mốc đến 90% là từ trong vật liệu xây dựng.
- Khi sơn lót có tác dụng diệt khuẩn, chống nấm mốc thì sơn nhà bạn đã 90% không có nguy cơ nấm mốc phát triển.

Ngoài ra Sơn lót cao cấp cũng giúp bảo vệ lớp sơn trên nền vôi vữa có độ kiềm cao, tính ăn mòn mạnh và khả năng chống ẩm phía bên ngoài.
Đây là câu hỏi thường gặp tường mới nên sơn mấy lớp sơn lót? Tường cũ có cần dùng sơn lót?
Kể cả tường mới hay cũ nên sơn theo đúng quy chuẩn công ty. Sơn lót 2-3 lớp sau đó mới tiếp tục sơn phủ 2-3 lớp bề mặt nhé!

3. Cách sử dụng


Cách thi công sơn lót

Sử lý bề mặt cần sơn: Phải cứng chắc, khô ráo, không còn các chất làm giảm độ bám dính như dầu, mỡ, bụi bẩn.
Để đảm bảo chất lượng bề mặt, các thợ sơn phải thi công đúng theo quy chuẩn sơn lót 2-3 lớp sau đó mới tiếp tục sơn phủ 2-3 lớp bề mặt.
Thời gian khô bề mặt: từ 20 đến 45 phút. Khô hoàn toàn sau 2 - 4 giờ. Dụng cụ thi công: Cọ, rulô hay máy phun sơn.

Bạn có tham khảo các dùng sơn phẩm của KOTO tại https://kotopaint.vn/san-pham

 

 

 

Mở đại lý sơn Koto

26-08-2018
18:27
( 0 ) Bình luận

Với mong muốn phát triển và mở rộng hơn nữa Koto Paint cần tìm đối tác mở đại lý sơn trên Toàn Quốc

VNEexpress nói về Koto Paint

27-08-2018
15:10
( 0 ) Bình luận

Sơn Koto đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng, tập trung cải tiến chất lượng sản phẩm, mở rộng mạng lưới tại miền Trung

Kinh nghiệm mở đại lý sơn

27-08-2018
15:22
( 0 ) Bình luận

Chia sẽ kinh nghiệm mở đại lý sơn từ đó đánh giá tính khả thi của dự án kinh doanh sơn của mình. Liên hệ tư vấn 0962909698

Gam màu trắng kết hợp với đồ nội thất

27-08-2018
15:30
( 0 ) Bình luận

Tông màu trắng chưa bao giờ là thất sủng, mang tính cổ điển không bao giờ lỗi lời màu trắng thể hiện sự thuần khiết, nhẹ nhàng